Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ có mức sống trung bình của địa phương

Thứ ba - 15/10/2024 15:28 17 0
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN ĐIỀU TRA RÀ SOÁT HN, HCN, HTB CUỐI NĂM 2024
1. Đối tượng rà soát
a) Hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã đang quản lý tại thời điểm rà soát;
b) Hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình do UBND cấp xã đang quản lý tại thời điểm rà soát.
c) Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hcó mức sống trung bình.
2. Phương pháp rà soát
2.1. Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Điều 1, Thông tư số 07/2022/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ LĐ – Thương binh và Xã hội thực hiện như sau:
a) Khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp điểm theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
- Về mức thu nhập bình quân đầu người (gọi là điểm A): ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người: 1.500.000 đồng/người/tháng;.
- Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gọi là điểm B): 10 điểm tương đương với 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Hộ nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn
- Hộ cận nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn.
2.2. Việc rà soát đối với hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và lập danh sách hộ gia đình cần rà soát quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau:
a) Đối với hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với thôn, tổ dân phố (viết tắt là thôn), rà soát viên lập danh sách và sử dụng Phiếu A theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình. Trường hợp có dưới 04 tiêu chí từ cột 01 đến cột 09 thì đưa vào danh sách hộ gia đình cần rà soát.
3. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
Bước 1: Lập danh sách hộ gia đình cần rà soát
Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với thôn, tổ dân phố và rà soát viên lập danh sách hộ gia đình cần rà soát, gồm: (1) Hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã đang quản lý tại thời điểm rà soát; (2) Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg.
Bước 2: Tổ chức rà soát, phân loại hộ gia đình
Ban Chỉ đạo cấp xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn và rà soát viên sử dụng Phiếu theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH, gồm: (1) Mẫu số 3.1. Phiếu B1 - Thông tin chung về hộ gia đình; (2) mẫu số 3.2. Phiếu B2 - Thông tin hộ gia đình về các chỉ tiêu nhu cầu xã hội cơ bản; (3) Mẫu 3.3. Bảng quy ước điểm Phiếu B1; (4) Mẫu số 3.4. Bảng chấm điểm phiếu B1 khu vực thành thị; (5) Mẫu số 3.7. Bảng chấm điểm phiếu B1 khu vực Nông thôn Bắc trung bộ và duyên hải miền trung, để thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình.
Bước 3: Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát
- Căn cứ kết quả rà soát, phân loại tại Bước 2, thôn, tổ dân phố tổ chức họp dân với thành phần tham gia, gồm: (1) Đại diện Ban Chỉ đạo cấp xã; (2) công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã; (3) Trưởng thôn (chủ trì họp); (4) Bí thư Chi bộ; (5) Trưởng ban công tác Mặt trận thôn; (6) Trưởng các tổ chức đoàn thể thôn; (7) rà soát viên; (8) đại diện một số hộ gia đình được rà soát (9) Mời đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã giám sát cuộc họp.
- Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến thống nhất của ít nhất 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình được rà soát (chủ yếu tập trung các hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo). Trường hợp ý kiến thống nhất dưới 50%, thì thực hiện rà soát lại theo quy định tại khoản 2, điểm a và b khoản 3 Điều 4, Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg.
- Kết quả cuộc họp được lập biên bản (02 bản), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn (tổ dân phố), 01 bản gửi Ban Chỉ đạo cấp xã); biên bản được xác lập theo Phụ lục V, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH.
Bước 4: Niêm yết, thông báo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Niêm yết công khai kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Nhà văn hóa thôn và Trụ sở UBND cấp xã; đồng thời thông báo trên Đài truyền thanh cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc.
- Trong thời gian niêm yết kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, nếu trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban Chỉ đạo cấp xã có trách nhiệm tổ chức phúc tra kết quả rà soát trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại; niêm yết công khai kết quả phúc tra tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở UBND cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc.
- Hết thời hạn niêm yết công khai và phúc tra, Ban Chỉ đạo cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã về danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo (sau khi rà soát).
Bước 5: Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND cấp huyện
- Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo bằng văn bản, gửi Chủ tịch UBND cấp huyện về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện có ý kiến trả lời bằng văn bản.
Bước 6: Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo
Chủ tịch UBND cấp xã tiếp thu ý kiến của Chủ tịch UBND cấp huyện, quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, danh sách hộ cận nghèo và danh sách hộ thoát nghèo, danh sách hộ thoát cận nghèo trên địa bàn theo Mẫu số 02 và cấp Giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg
4. Quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình
Bước 1: Hộ gia đình (Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế) theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp có giấy đề nghị xác nhận hộ có mức sống trung bình theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến UBND cấp xã.
Việc xác định thu nhập của hộ có mức sống trung bình thực hiện theo Phiếu khảo sát, xác định thu nhập của hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH.
Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp xã sử dụng Phụ lục VIII, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH để tổ chức xác định thu nhập của hộ gia đình; niêm yết, thông báo công khai kết quả tại trụ sở cấp xã và nhà văn hóa thôn (tổ dân phố) trong thời gian 05 ngày làm việc, tổ chức phúc tra trong thời gian 03 ngày làm việc (nếu có khiếu nại) và quyết định công nhận hộ có mức sống trung bình theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu rà soát theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg. Trường hợp hộ không có đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch UBND cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do./.
 
 Từ khóa: abc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay814
  • Tháng hiện tại3,279
  • Tổng lượt truy cập822,606
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây