Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Thứ bảy - 04/05/2024 10:16 185 0
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
1. Hôn nhân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 số 52/2014/QH13, hôn nhân được định nghĩa như sau:
“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.”
Hôn nhân có một số đặc điểm như sau: 
  • Hôn nhân là một mối quan hệ giữa vợ và chồng được pháp luật công nhận.
  • Hôn nhân là sự liên kết giữa hai bên nam và nữ trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn, lựa chọn giữa duy trì hôn nhân hay ly hôn cũng dựa trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên.
  • Mục đích của hôn nhân là để hai bên cùng chung sống, xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh phúc, lành mạnh và giúp thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
2. Quyền của công dân trong hôn nhân
Khi bước vào quan hệ hôn nhân, mỗi công dân đều có một số quyền được pháp luật công nhận. Dưới đây là một số quyền quan trọng của cả vợ và chồng: 
  • Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong hôn nhân
Theo điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình: 
“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về  mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan”.
Như vậy, cả vợ và chồng có quyền bình đẳng như nhau từ việc tham gia vào các công việc trong gia đình, đưa ra quyết định trong gia đình, cùng nhau lao động tạo ra thu nhập đến nuôi dưỡng giáo dục con cái và phụng dưỡng cha mẹ hai bên. 
Quyền này giúp khẳng định sự bình đẳng và kết nối tích cực giữa các thành viên trong gia đình.
  • Quyền được bảo vệ về nhân thân 
Theo Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13, một số quyền nhân thân bao gồm: Quyền có họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền đối với quốc tịch; quyền đối với hình ảnh; quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín…
  • Quyền được lựa chọn nơi cư trú
​Theo Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
"Nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán"
Như vậy vợ chồng có quyền bình đẳng trong lựa chọn nơi cư trú, không bên nào có quyền ép buộc bên nào.
  • Quyền được tôn trọng về tự do tín ngưỡng
“Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.
  • Quyền học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
​​Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.”
  • Quyền thực hiện giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình 
“Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình”.
Đây là nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật Hôn nhân gia đình. 
Trong đó, nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
 3. Nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Bên cạnh các quyền lợi, công dân còn cần tuân thủ theo các nghĩa vụ trong hôn nhân được pháp luật quy định. Dưới đây là một số nghĩa vụ cơ bản mà công dân nên biết.
  • Nghĩa vụ nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng trong hôn nhân:
Điều 19, Điều 21, Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”
  • Nghĩa vụ sống chung với nhau 
“Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”
  •  Nghĩa vụ tôn trọng nhau
“Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.” “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.” 
  • Nghĩa vụ chung về tài sản
Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau: 
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ, chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ, chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
4. Những hành vi bị cấm trong hôn nhân và mức phạt
Kết hôn dựa trên nguyên tắc của tinh thần tự nguyện, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hành vi kết hôn nhưng vi phạm quy định của pháp luật. Theo khoản 2 điều 5 và điểm d khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:
Kết hôn giả và ly hôn giả: 
  • Kết hôn giả là hành vi lợi dụng hôn nhân để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập tịch tại Việt Nam hay các quốc gia khác, chủ yếu vì mục đích các nhân chứ không phải vì muốn xây dựng gia đình.
  • Ly hôn giả là hành vi lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ liên quan đến tài sản, vi phạm pháp luật về chính sách dân số hoặc nhằm đạt được mục đích cá nhân nhưng không thật sự kết thúc hôn nhân.
Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi kết hôn giả và ly hôn giả sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng.
Tảo hôn:
Tảo hôn là lấy vợ hoặc lấy chồng nhưng một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với hành vi tổ chức tảo hôn và phạt từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ hôn nhân dù đã có bản án. 
Bên cạnh đó, xử phạt 10.000.000 đồng - 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ 02 năm đối với người tổ chức tảo hôn đã bị phạt hành chính trước đó (Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 số 100/2015/QH13).
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:
Đây là hành vi mà người  đang có vợ/chồng mà kết hôn hôn hoặc chung sống như vợ/chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng nhưng chung sống hoặc kết hôn với người có vợ/chồng.
Tùy theo mức độ vi phạm sẽ có mức phạt khác nhau. Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định với hành vi vi phạm sẽ phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, phạt cải tạo không giam giữ 01 năm hoặc phạt từ từ 03 tháng đến 01 năm.

 
 Từ khóa: abc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,495
  • Tháng hiện tại7,766
  • Tổng lượt truy cập827,093
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây