Thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 27/12/2021 của Hội đồng nhân dân huyện về việc thông qua Đề án Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chấtthải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường. Thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 27/12/2021 của Hội đồng nhândân huyện về việc thông qua Đề án Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025.Để đảm bảo các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao năm 2022 của xã Cẩm Minh, Tiêu chí quan trọng là tiêu chí môi trường, trong mỗi hộ gia đình chúng ta cần quan tâm và thực hiện một số nôi dung sau:- Sắp xếp, dọp dẹp đồ dùng trong nhà gọn gàng sạch sẽ- Nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi thải ra môi trường- Công trình chăn nuôi đảm bảo hợp vệ sinh phải có hố phân, làm đệm lót trong chăn nuôiRác thải được phân loại trước khi đưa ra môi. Thực trạng hiện nay các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên, vì vậy mỗi người dân chúng ta cần phân loại rác đúng cách. Nhằm bảo vệ môi trường ngày càng xanh sạch đẹp hơn. Mỗi hộ gia đình cần có 3 giỏ rác Giỏ thứ nhất: Rác hữu cơ: rác thải dễ phân hủy, là chất hữu cơ có nguồn gốc từ việc nấu ăn, thức ăn thừa và thải ra trong sinh hoạt hàng ngày của người dân như bã chè, cà phê, lá cây, gỗ mục, vỏ trái cây... Chất thải này được sử dụng làm phân bón vi sinh, phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi. Để xử lý chất thải hữu cơ, đối với các hộ gia đình có nhiều đất vườn, rác hữu cơ dễ phân hủy được tận dụng làm phân bón vi sinh tại gia đình bằng hố rác di động. Hố rác di động là hố nhỏ được đào để hằng ngày người dân đổ phần rác hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời gian rác sẽ hoai mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.
Giỏ thứ 2: Rác vô cơ: Chứa chất thải rắn khó phân hủy, là những thành phần rác vô cơ và chất rắn trơ như túi ni lon, họp sữa, hộp xốp... Chất thải này khi môi trường thu gom các hộ đưa ra để vận chuyển đi xử lý
Giỏ thứ 3: Rác tái chế: Chứa chất thải rắn có thể tái chế như chai nhựa, bìa các tông, vỏ đồ hộp kim loại…). Chất thải này bán cho cơ sở thu mua phế liệu.Kính thưa toàn thể bà con
Để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, cấp ủy, ban công tác mặt trận, các tổ chức đoàn thể các thôn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân trong việc thu gom, phân loại rác thải. Cùng với đó, mỗi người dân cần thay đổi thói quen bỏ tất cả các loại rác thải vào chung một thùng rác. Môi trường sống thay đổi từ chính ý thức, việc làm của mỗi người dân, hộ gia đình. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi từ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện là vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt một cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn. Gần đây tại các đơn vị thôn chưa đến ngày thông báo thu gom rác thải đã đưa ra ngoài đường, vứt bừa bải. Đây là những hành động cần lên án. Để ngăn chặn tình trạng trên, UBND xã giao cán bộ tài nguyên môi trường phối hợp ban công an tăng cường công tác tuần tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Các thành viên HTX môi trường cần kiểm tra việc phân loại rác của các hộ khi đưa ra điểm tập kết để nhắc nhở, đối với những hộ không phân loại rác các thành viên môi trường từ chối thu gomTheo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 25/8/2022, phạt tiền từ 2- 4 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.5. Không phân loại rác thải sinh hoạt bị phạt đến 1 triệu đồngĐây là một trong những nội dung hoàn toàn mới được ghi nhận tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 25/8/2022.Cụ thể, khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.Như vậy, nếu không phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt, cá nhân, hộ gia đình có thể bị phạt từ 500.000 - 01 triệu đồng. Ngoài ra, Nghị định 45 cũng bổ sung thêm rất nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị phạt trong thời gian sắp tới như:- Hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính bị phạt từ 2,5 - 03 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).- Hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).Kính thưa toàn thể nhân dân trong toàn xã! Thưa quý vị và các bạn!Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường vì Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta.Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý lắng nghe!