ĐỀ ÁNSản xuất vụ Hè Thu năm 2022

Phần 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ HÈ THU 2021.
   I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT
  1. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng.
     -  Về cây lúa :  Tổng diện tích lúa gieo cấy vụ hè thu năm 2021  là 300 ha, năng suất 55  tạ/ ha, sản lượng 1650 tấn.
      - Cơ cấu giống:  Khang dân các loại, Xuân mai 12, VTNA2, VNR20...
    - Về các loại cây hoa màu:
     + Đậu : Diện tích 10  ha, năng suất  8.0 tạ/ha, sản lượng 8.0 tấn.
     +Vừng:   Diện tích: 10 ha, năng suất: 8 tạ/ha, sản lượng: 8  tấn     
       + Rau màu các loại:  Diện tích 20 ha, năng suất  60 tạ/ha, sản lượng 120 tấn.
       + Lạc: Diện tích  15 ha, năng suất  21 tạ/ha, sản lượng 31.5  tấn.
       + Khoai lang: 5 ha, năng suất 55 tạ/ha, Sản lượng: 27,5 tấn.
      -  Các đối tượng dịch hại như: bệnh khô vằn: phát sinh gây hai trên những diện tích gieo dày, bón thừa đạm. Nhìn chung các đối tượng này phát sinh gây hại nhẹ hơn so với vụ Hè Thu 2020 và cùng kỳ nhiều năm.
    - Mật độ, tỷ lệ gây hại của các đối tượng dịch hại chính khác như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié… gây hại chưa đến ngưỡng để thống kê diên tích nhiễm.
 2. Những tiến bộ kỹ thuật và các mô hình đã được áp dụng có hiệu quả trong sản    xuất tiếp tục được nhân rộng.
     - Trong sản xuất việc đưa cơ giới hóa vào đồng bộ từng vùng và sản xuất tập trung cùng một loại giống trên một cánh đồng có rất nhiều thuận lợi,từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch nhưng một số người dân chưa ý thức được nên một số thôn chưa triển khai được đồng bộ trên các cánh đồng.
3. Các chính sách hỗ trợ cho sản xuất:
Bước vào vụ sản xuất UB hỗ trợ 20% kinh phí mua Bã chuột, hỗ trợ tu sửa kênh mương nội đồng để thuận lợi trong việc tưới tiêu nước.
    II. Khó khăn, tồn tại và bài học kinh nghiệm.
- Thời tiết diễn biến thất thường nên thường xảy ra hạn hán, nước tưới không cung cấp đủ cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển của lúa nên ảnh hưởng đến năng suất.
- Tập quán gieo dày 5-6 kg/sào của nhân dân chưa chuyển biến được.
- Các thôn chưa quy hoạch đồng loạt vùng tập trung để sản xuất cùng một loại giống
- Mỗi thôn phải có kế hoạch sản xuất cụ thể để triển khai cho nhân dân sớm, đồng thời phải thống nhất được với nhân dân trước mùa vụ.
- Giá vật tư đầu vào (đạm, lân, kali) tăng cao trong khi khâu thu mua, tiêu thụ nông sản sau thu hoạch gặp nhiều khó khăn, giá bán giảm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.


Phần 2: ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VỤ HÈ THU 2022
I Đánh giá chung:
   a. Nhận định về thời tiết
  Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thời tiết vụ Hè Thu 2022 nắng nóng nhiều hơn năm 2021, tuy nhiên nắng nóng năm nay ít gay gắt và không kéo dài, khả năng kết thúc sớm. Nhiệt độ trung bình tháng 5/2022 khả năng phổ biến ở mức thấp hơn 0,5 - 1,00C so với trung bình năm ngoái. Mùa bão năm 2022 có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình hàng năm; dự báo từ nay đến cuối năm 2022 có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn, bão và ATNĐ từ tháng 5-7/2022, có khả năng thấp hơn TBNN, sau đó từ tháng 8-10/2022 có xu hướng ở mức xấp xỉ so với TBNN. Cần đề phòng các cơn bão mạnh,di chuyển phức tạp gây thiệt hại lớn.
b.Thuận lợi: 
- Sản xuất vụ hè thu năm 2022 được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của cấp trên, sự bám sát của cấp ủy Đảng và sự điều hành trực tiếp của UBND xã, sự năng động của cán bộ xã phụ trách địa bàn và lòng nhiệt tình có trách nhiệm của cán bộ các thôn.
- Việc cơ giới hoá một cách đồng bộ, số máy làm đất trên địa bàn tương đối nhiều nên cơ bản thuận lợi và làm giảm áp lực về thời vụ.
- Bộ giống ngắn ngày, ổn định trong thời gian qua, việc bổ sung các giống mới có triển vọng cơ bản đảm bảo cơ cấu bộ giống phục vụ sản xuất.
- Trình độ thâm canh của người dân từng bước được nâng cao, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và chấp hành lịch thời vụ ngày càng tốt.
c. Khó khăn:
  - Dự báo lúa vụ Xuân 2022, trổ và thu hoạch muộn so lịch thời vụ (dự kiến chậm hơn so với cùng kỳ khoảng 5 ngày), gây áp lực cho sản xuất vụ Hè Thu.
  - Giá một số loại vật tư đầu vào tăng, đặc biệt phân bón, hạn chế khả năng đầu tư thâm canh của người sản xuất.
  -  Các đối tượng dịch bệnh trên cây trồng, đàn vật nuôi luôn tiềm ẩn; có nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển trong chăn nuôi điển hình là dịch tả Châu Phi, dịch viêm da nổi cục ảnh hưởng đến công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ. Sau khi thu hoạch lúa Xuân các đối tượng rầy nâu, rầy lưng trắng, chuột, bệnh khô vằn, có khả năng chuyển tiếp sang gây hại trên lúa Hè Thu.
II Chỉ  tiêu sản xuất Hè Thu 2022:
1. Quan điểm.
  -  Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo, né tránh thiên tai, phấn đấu sản xuất vụ Hè Thu an toàn, hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022.
2. Mục tiêu sản xuất cụ thể
       -  Về cây lúa :  Tổng diện tích lúa gieo cấy vụ hè thu năm 2022  là 300 ha, năng suất 57  tạ/ ha, sản lượng 1710 tấn.
    - Về các loại cây hoa màu:
 + Đậu : Diện tích 10  ha, năng suất  8.5 tạ/ha, sản lượng 8.5 tấn.
 +Vừng:   Diện tích: 10 ha, năng suất: 8 tạ/ha, sản lượng: 8  tấn     
   + Rau màu các loại:  Diện tích 20 ha, năng suất  65 tạ/ha, sản lượng 130 tấn.
   + Lạc: Diện tích  15 ha, năng suất  21 tạ/ha, sản lượng 31.5  tấn.
   + Khoai lang: 5 ha, năng suất 60 tạ/ha, Sản lượng: 30 tấn.
       - Xây dựng các mô hình kinh tế:
     Mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ tuần hoàn quy mô 7 lợn nái tại thôn 5, liên kết với Tập đoàn Quế Lâm trong việc cung cấp con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm.
III. Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
1. Công tác tuyên truyền
   - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Đề án sản xuất vụ Hè Thu 2022;  Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, huyện về tập trung, tích tụ ruộng đất; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh, huyện; cảnh báo, thông báo về tình hình thời tiết, dịch hại cây trồng đến tận cơ sở và người sản xuất.
  - Quán triệt nhân dân phải tuân thủ lượng giống gieo,không gieo quá dày vừa tăng chi phí mua giống, đồng thời là điều kiện để sâu bệnh gây hại,ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất của lúa.
 2. Công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng:
Với chủ trương của cấp trên đối với những vùng đất cao cạn sản xuất lúa kém hiệu quả phải chuyển sang sản xuất cây màu, cây ăn quả….
3. Giải pháp về kỹ thuật:
3.1. Cây lúa
   a. Cơ cấu giống:
 Sử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày, các giống đã thích ứng diện rộng và ổn định trong sản xuất qua các năm gần đây gồm: Khang dân 18, Khang dân đột biến, VTNA2, VNR20. Ngoài cơ cấu các giống chủ lực, giống trong cơ cấu, theo các vùng sinh thái định hướng sản xuất các giống mới triển vọng như: ADI 168, VNR10, Bắc Thịnh, HDT10, HD11.Tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận trở lên, không sử dụng lúa thương phẩm (thóc ăn) để sản xuất.
     b. Lịch thời vụ
- Với phương châm “thu hoạch lúa vụ Xuân 2022 một cách tập trung, nhanh gọn nhất, lấy nước điều hành thời vụ sản xuất - nước đến đâu chỉ đạo nhân dân đưa nước vào ruộng, tiến làm đất bằng cơ giới và gieo cấy đến đó”. Phấn đấu kết thúc gieo cấy trước ngày 10/6/2022 để lúa trổ tập trung vào tiết Lập Thu từ 05-10/8, kết thúc thu hoạch trước 10/9/2022.
- Thời gian bắt đầu xuống giống gieo cấy từ ngày 28/5/2022, gieo cấy tập trung từ ngày 30/5-7/6/2022.
      c. Kỹ thuật canh tác: Tuân thủquy trình thâm canh của từng giống,trong đó cần lưu ý một số nội dung trọng tâm sau:
- Gieo cấy đảm bảo theo mật độ quy định cho từng nhóm giống (chỉ đạo quyết liệt nhân dân giảm lượng giống, gieo thưa).
- Dự kiến vụ Xuân 2022, thu hoạch muộn hơn so với cùng kỳ và tập trung chỉ đạo cắt sát gốc, dọn sạch rơm rạ, phụ phẩm trên ruộng.
- Trong bối cảnh giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động sản xuất phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp, cây phân xanh để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng và bồi dục đất sản xuất.
- Trong vụ Hè Thu, thực hiện nguyên tắc bón “nặng đầu, nhẹ cuối”, khuyến khích sử dụng phân tổng hợp NPK, hạn chế sử dụng phân đơn, kết hợp bổ sung phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh (phân chuồng 300-400 kg/sào hoặc bón phân hữu cơ vi sinh 30-35 kg/sào, vôi từ 25-30 kg/sào - bón toàn bộ trước khi cày lật đất).
3.2. Cây trồng cạn
   a. Cơ cấu giống:
 - Giống đậu: Sử dụng các giống đậu xanh như: VN93-1, VN99-3, ĐX11,...
- Rau các loại: Chủ yếu sản xuất rau muống ở các vùng trũng, họ bầu bí, dưa các loại            - Giống ngô: Ngô lấy hạt, sử dụng giống: HN68, HN88, MX10.., ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi như: P4311, CP3Q, KN4300, PAV789...
3.3. Chăn nuôi:
-  Chăn nuôi lợn, gia súc: Chỉ đạo chỉnh trang chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, xử lý chất thải theo đúng quy trình. Khuyến cáo chưa vội tái đàn khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
- Chăn nuôi gia cầm: Chú trọng mô hình chăn nuôi gà thả vườn, sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp truyền thống để hạ giá thành SX.
   - Thú y: Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trong chăn nuôi, tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh tại cơ sở; đồng thời gắn trách nhiệm người dân chăn nuôi trong theo dõi; phát hiện và báo cáo dịch bệnh; phát hiện sớm, xử lý dứt điểm khi dịch mới xuất hiện.
  4. Công tác Bảo vệ thực vật:
- Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo các đối tượng dịch hại trên cây trồng, phát hiện sớm, chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ khi dịch hại mới xuất hiện ở diện hẹp, hạn chế dịch hại phát sinh lây lan ra diện rộng. Tập trung các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen Phương Nam, bệnh vàng lá di động, bệnh bạc lá hại lúa; sâu keo mùa thu hại ngô; sâu vẽ bùa, nhóm nhện, bệnh nứt thân trên cây ăn quả có múi.
- Tại các địa phương tăng cường chỉ đạo việc tổ chức phòng trừ ở cơ sở, phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật để thường xuyên thông tin về các đối tượng sâu bệnh hại và nâng cao nhận thức phòng trừ cho nhân dân.
  5. Thủy lợi nội đồng: 
- Khi lúa vụ Xuân bước vào giai đoạn chín sữa, chín sáp huy động nhân dân ra quân làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, tu sửa hệ thống trạm bơm, hồ đập, hệ thống điện... phục vụ sản xuất Hè Thu 2022.
  6. Công tác quản lý vật tư nông nghiệp.
Chủ động liên hệ với các liên ngành cấp trên để kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV trên địa bàn để đảm bảo chất lượng sử dụng, đồng thời quy định giá máy gặt liên hoàn, máy làm đất để đảm bảo chất lượng và phù hợp cho nhân dân.
6. Giải pháp quản lý nhà nước và chính sách:
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 35/2015/CP ngày 13/4/2015 và Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
UBND xã hổ trợ 20% chi phí mua bã chuột và một số kinh phí tu sửa kênh mương xuống cấp.
IV. Tổ chức thực hiện:
          Trên cơ sở đề cương báo cáo kết quả sản xuất vụ hè thu năm 2021 và định hướng sản xuất 2022 mà ủy ban nhân dân xã đã xây dựng, yêu cầu các ban ngành đoàn thể từ xã đến thôn xóm, cấp ủy Ban chỉ huy các thôn quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong các thành viên tổ chức, cá nhân phụ trách địa bàn và toàn thể nhân dân để góp phần thực hiện thắng lợi vụ sản xuất hè thu năm 2022.
 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 113.203
Trong năm: 12.074
Trong tháng: 10.343
Trong tuần: 7.026
Trong ngày: 32
Online: 21