KẾ HOẠCHPhát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;- Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia;- Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025;- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030; - Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”;- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; - Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;- Quyết định số 3282/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh, phiên bản 2.0.- Căn cứ Kế hoạch số: 4106/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2021 của UBND huyện Cẩm Xuyên về việc Phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022. II. MỤC TIÊU: 1. Mục tiêu tổng quát.Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, tích hợp đồng bộ và kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của cơ quan Nhà nước trên địa bàn xã, tạo nền tảng bền vững phát triển chính quyền số. Chuyển đổi số gắn với hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, đồng thời bảo đảm an toàn thông tin mạng. 2. Mục tiêu cụ thể.- 90% văn bản đến và đi đối với cấp xã được tác nghiệp hoàn toàn trên văn bản số trừ văn bản mật (tiếp nhận, giao thụ lý, dự thảo và trình duyệt).- Đảm bảo 100% văn bản đi của UBND xã ban hành (trừ văn bản mật) được ký số và ban hành văn bản số (văn bản điện tử) gửi đến cấp huyện, tỉnh và của các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và được cập nhật lưu trữ trên phần mềm TD-Office;- 100% hồ sơ TTHC tiếp nhận đủ điều kiện thụ lý được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên hệ thống phần mềm hành chính công; phấn đấu từ 20 -30% TTHC được cung cấp DVC mức 3, mức 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trong năm của xã.- Từ 30 - 40% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).- Hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC được thực hiện qua bưu chính công ích cấp cấp xã đạt từ 20 - 22%.- Trang thông tin điện tử xã cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin, đồng thời đẩy mạnh hoạt động giám sát việc công khai, minh bạch trên Trang TTĐT theo Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 22/3/2017 của UBND tỉnh ban hành danh mục thông tin công khai minh bạch trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, nhằm bảo đảm quyền và cơ hội tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp. - Xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ cơ quan UBND xã; 100% cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách xã được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin. Củng như ứng dụng tốt các phần mềm dùng chung trong trao đổi công việc và xử lý hồ sơ chuyên môn;- 100% các trường học, Trạm y tế được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn; ứng dụng tốt CNTT vào công tác quản lý, dạy học, công tác khám, chữa bệnh, lưu trử hồ sơ sức khỏe điện tử... III. NHIỆM VỤ: - Hoàn thiện môi trường chính sách.
- Tham mưu, triển khai kịp thời các nhiệm vụ do UBND huyện và phòng Văn hóa - thông tin ban hành, chỉ đạo về đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạngtrên địa bàn xã.- Tham mưu ban hành các văn bản về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tích cực sử dụng dịch vụ công mức độ 3,4 và xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng.- Quán triệt, phổ biến, chỉ đạo và thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. 2. Phát triển hạ tầng số.- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị CNTT tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã; Củng như đảm bảo hệ thống máy vi tính, máy in, mạng internet hoat động tốt đáp ứng yêu cầu điều hành thực hiện nhiệm vụ.- Nâng cấp hạ tầng mạng Internet để thực hiện kết nối mạng Truyền số liệu chuyên dùng cấp II, chuyển đổi mạng Internet từ giao thức IPv4 sang IPv6, nâng cấp các trang thiết bị, bảo đảm hạ tầng kết nối liên thông, phục vụ kết nối thông suốt các cuộc hội nghị, cuộc họp trực tuyến do tỉnh, huyện tổ chức. 3. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ. 3.1. Ứng dụng, dịch vụ CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.- Ứng dụng đồng bộ phần mềm hồ sơ công việc (TD-Office) trong chỉ đạo điều hành, lưu trữ văn bản đi, đến tại cơ quan nhà nước, các đơn vị trường học, trạm y tế trên địa bàn xã.- Thực hiện việc ký số trên các văn bản điện tử đúng theo quy định; Tiếp tục ứng dụng hiệu quả chữ ký số chuyên dùng, điều hành tác nghiệp trực tuyến và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn xã.- Ưu tiên thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trong cấp ủy, chính quyền bao gồm số hóa hồ sơ, văn bản, tài liệu, mọi quy trình nghiệp vụ và giao dịch, chỉ đạo điều hành giữa cơ quan, đơn vị với người dân, doanh nghiệp được thực hiện trên môi trường mạng. 3.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống trang thông tin điện tử của cơ quan để đảm bảo hoạt động cung cấp thông tin theo quy định.- Triển khai, nâng cấp việc cung cấp, tiếp nhận giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan.- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ Nhân dân. Bảm đảm công khai, minh bạch thông tin theo Quyết định 739/QĐ-UBND và Quyết định 2694/QĐ-UBND của UBND tỉnh nhằm bảo đảm quyền và cơ hội tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp, hướng đến nền hành chính thân thiện, minh bạch và hiệu quả.- Tuyên truyền hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức về đẩy mạnh ứng dụng CNTT, sử dụng các dịch vụ công cho CBCC, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. 4. Bảo đảm an toàn thông tin.- Tham mưu triển khai các nội dung liên quan đến đảm bảo an toàn thông tin theo kế hoạch của tỉnh, huyện.- Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; - Tiếp tục phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước quy định về an toàn, an ninh thông tin, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước cho cán bộ công chức trong cơ quan biết và thực hiện.- Tiếp tục rà soát, cài đặt mới hệ điều hành, cập nhật kịp thời các bản vá; cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền; Kiểm tra, thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, đặc biệt là trong công tác phòng, chống, gỡ bỏ phần mềm độc hại. 5. Phát triển nguồn nhân lực. - Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, chính quyền số và an toàn thông tin mạng phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành trong hoạt động nhà nước. - Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số; kỹ năng sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho Lãnh đạo phụ trách và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin các nội dung chuyên sâu về chuyển đổi số; an toàn thông tin. IV. GIẢI PHÁP1. Đổi mới công tác truyền thông,nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp - Tăng cường công các phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị trường học, trạm y tế nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng các thông tin về chuyển đổi số, an toàn thông tin, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách, nhân viên, người dân và doanh nghiệp, đoàn viên thanh niên, học sinh trên địa bàn xã.- Phát huy hiệu quả truyền thông của Trang thông tin điện tử, Đài truyền thanh xã nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về các chính sách, chủ trương, các lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng dịch vụ công trực tuyến. 2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và nghiêm túc trong tổ chức thực hiện. - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đối với việc xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số; gắn kết chặt chẽ và lồng ghép linh hoạt, hiệu quả giữa hiện đại hóa nền hành chính với cải cách hành chính. - Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch, các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện và xã ban hành về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số.- Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo và giám sát các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị triển khai thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; hàng quý kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của các ngành, đơn vị so với các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra để biểu dương kịp thời các cá nhân làm tốt, có biện pháp nhắc nhở đối với các cá nhân chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.3.Thu hút nguồn lực đầu tư phát triển CNTT.- Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương qua các chương trình, dự án CNTT quốc gia, của tỉnh, huyện. Tăng cường các hoạt động xã hội hóa trong đầu tư; ứng dụng mạnh các dịch vụ công công trực tuyến trên địa bàn.V. Danh mục các hạng mục đầu tư trọng điểm: TT | Nội dung thực hiện | Chủ đầu tư | Kinh phí (triệu đồng) | Ghi chú |
Tổng | Huyện | Xã | Tĩnh |
1 | Duy trì và phát triển Trang Thông tin điện tử xã; | UBND cấp xã | 02 | 0 | 02 | 0 | Thường xuyên |
2 | Mua sắm, sửa chữa các thiết bị CNTT; mua phần mềm diệt virut, máy Scan, chi trả chi phí Internet | UBND cấp xã | 70 | 0 | 70 | 0 | Thường xuyên |
3 | Tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn chuyển đổi số, kỷ năng CNTT cho cán bộ, công chức, cán bộ BCT xã; | UBND cấp xã | 10 | 0 | 10 | 0 | Dự kiến |
| Tổng kinh phí | 82 | 0 | 82 | 0 | |
VI. Tổ chức thực hiện:1. Công chức Văn hóa (Chuyên trách CNTT).- Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch Phát triển chính quyền số, an toàn thông tin mạng năm 2022, đảm bảo triển khai có hiệu quả mục tiêu kế hoạch đề ra. Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND xã thu hút nguồn lực và các nguồn hỗ trợ từ cấp trên để thực hiện thành công kế hoạch này.- Định kỳ kiểm tra, tổng hợp đánh giá kết quả ứng dụng CNTT của các ngành, đoàn thể, các đơn vị, báo cáo chủ tịch UBND xã; tham mưu đề xuất, điều chỉnh các nội dung khi thấy cần thiết. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng, năm về UBND huyện.2. Công chức Văn phòng UBND xã: Thực hiện ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền số trong quản lý điều hành trong cơ quan UBND xã đảm bảo đúng quy định và các mục tiêu kế hoạch đề ra; Phối hợp với Công chức Văn hóa (Chuyên trách CNTT), theo dõi quá trình triển khai Kế hoạch. Gắn kết quả thực hiện CCHC với kết quả thực hiện nhiệm vụ và thi đua khen thưởng hằng năm.3. Công chức Kế toán - Ngân sách: Tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cân đối, phân bổ kinh phí để thực hiện kế hoạch phát triển chính quyền số, đảm bảo an toàn thông tin năm 2022 trên địa bàn xã.4. Điểm giao dịch một cửa xã: Đảm bảo các điều kiện cần thiết, trang bị đầy đủ các thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn và người dân khi đến giao dịch; tiếp tục ứng dụng tốt hệ thống phần mềm hành chính công, đảm bảo công khai minh bạch quy trình, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC; thực hiện dịch vụ công trực tuyến đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.5. Các trường học, Trạm y tế: Chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, dạy học và khám chữa bệnh. Thực hiện ứng dụng chữ ký số điện tử trong trao đổi gửi, nhận văn bản trên môi trường mạng. Lồng ghép tổ chức các buổi tọa đàm, chuyên đề về chuyển đổi số, tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến.6. Đài truyền thanh xã: Mở chuyên mục Cải cách hành chính gắn với nội dung hiện đại hóa nền hành chính; tăng cường thời lượng, tin bàiphản ánh công tác cải cách hành chính trên địa bàn xã.7. Các ngành - đoàn thể:Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số; thực hiện xử lý kịp thời các hồ sơ TTHC trên phần mềm dịch vụ công; ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên ngành trong công tác QLNN, thực hiện trao đổi gửi nhận văn bản điện tử của ngành đúng quy trình. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.8. Các thôn xóm.Tuyên truyền cho nhân dân biết về dịch vụ công trực tuyến.Trên đây là Kế hoạch phát triển chính quyền số, đảm bảo an toàn thông tin mang năm 2022 của Ủy ban nhân dân xã Cẩm Minh yêu cầu các ngành, đoàn thể, các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện./.