Tìm kiếm nâng cao
Trang chủ
TUYÊN TRUYỀN CCHC
CHUYỂN ĐỔI SỐ
Giới thiệu
Tin hoạt động
Chỉ đạo điều hành
Thủ tục hành chính
Văn bản
Lịch công tác
Chỉ đạo điều hành
KẾ HOẠCH Triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn xã Cẩm Minh
Thứ Năm 08 Tháng Mười Hai - 2022 09:37:00
75 lượt xem
Giọng nghe 1
Giọng nghe 2
100%
Thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (sau đây viết tắt là Đề án); Kế hoạch số 3090 /KH-UBND ngày 18/10/2022 của UBND huyện Cẩm Xuyên về triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên
”
, UBND xã xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn xã như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm xây dựng, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ về tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân thủ pháp luật của người dân.
- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận pháp luật, đặc biệt là các đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo…
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Yêu cầu
- Bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương; của tỉnh, của huyện, kết hợp các hoạt động triển khai của Đề án với việc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan khác đang được triển khai để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực.
- Các hoạt động triển khai Đề án phải được triển khai, thực hiện kịp thời, có tính thiết thực cao; có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.
II. PHẠM VI KẾ HOẠCH
1. Kế hoạch triển khai Đề án thực hiện trên địa bàn xã.
2. Thời gian thực hiện: từ năm 2023 - 2030.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật
a) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin để đổi mới nội dung, phương thức thực hiện nhiệm vụ.
Cơ quan chủ trì: Công chức Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: từ năm 2023 - 2026.
b) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp để tạo cơ sở huy động nguồn lực xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức và thành viên.
Cơ quan chủ trì: Công chức Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: các ban, ngành đoàn thể và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: từ năm 2023 - 2026.
c) Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm một số đơn vị, địa phương phục vụ hoàn thiện chính sách, thể chế và các mô hình nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
Cơ quan chủ trì: công chức Tư pháp
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: từ năm 2023 - 2026.
2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân
a) Tổ chức truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên bằng các hình thức phù hợp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân.
Cơ quan chủ trì: các ban, ngành đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa bàn.
Cơ quan phối hợp: Công chức văn hóa xã hội, cán bộ đài truyền thanh và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
b) Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Cơ quan chủ trì: các ban, ngành đoàn thể cấp xã.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: theo yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, địa phương.
c) Cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng, biên soạn, cung cấp các tài liệu pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật…
Cơ quan chủ trì: các ban, ngành, đoàn thể cấp xã, các đơn vị đóng trên địa bàn.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
d) Củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Cơ quan chủ trì: Công chức Văn phòng UBND, công chức Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
đ) Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Kiện toàn đội ngũ nhân lực có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý; xây dựng, triển khai các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng.
Cơ quan chủ trì: Công chức tư pháp, công chức Lao động - Thương binh và Xã hội, công chức Văn hóa xã hội, trưởng công an xã.
Cơ quan phối hợp: Các tổ chức đoàn thể xã và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc thù
Cơ quan chủ trì: Công chức Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: công chức tài chính kế toán, các cơ quan tổ chức có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
- Nghiên cứu, triển khai các giải pháp mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật, hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng.
Cơ quan chủ trì: công chức Tư pháp, công chức Lao động - Thương binh và Xã hội, công chức Văn hóa – xã hội.
Cơ quan phối hợp: các tổ chức đoàn thể và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
e) Tổ chức bình chọn, tôn vinh, khen thưởng công dân gương mẫu, người tốt, việc tốt trong xây dựng, bảo vệ, thực hiện pháp luật; thu hút, biểu dương các sáng kiến có chất lượng tốt trong hỗ trợ tiếp cận pháp luật và nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
Cơ quan chủ trì: các ban, ngành cấp xã
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
3. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các ban, ngành cấp xã, các đơn vị đóng trên địa bàn.
a) Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò trong việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan có trách nhiệm thi hành pháp luật, tăng cường hoạt động tự giám sát, tự kiểm tra quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Rà soát, bảo đảm điều kiện, hướng dẫn hỗ trợ người dân các thông tin pháp luật, thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; trao đổi, đối thoại; thực hiện dân chủ ở cơ sở; đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật ở các địa phương.
Cơ quan chủ trì: các ban, ngành cấp xã
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
b) Củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức trong bảo đảm, hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật, đặc biệt trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, trọng tâm là xây dựng, triển khai chương trình bồi dưỡng, tập huấn theo định kỳ, tổ chức hội thảo, tọa đàm, cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng tài liệu pháp luật và các hình thức thiết thực khác.
Cơ quan chủ trì: các ban, ngành cấp xã .
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
c) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định pháp luật, tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Cơ quan chủ trì: các ban, ngành cấp xã
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
d) Tăng cường thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về trợ giúp pháp lý cho người dân.
Cơ quan chủ trì: công chức tư pháp
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
đ) Xây dựng cơ chế người có kiến thức pháp luật, người có uy tín tham gia hòa giải ở cơ sở; xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: công chức tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
e) Tổ chức sơ kết, tổng kết gắn liền với thi đua khen thưởng việc triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án.
Cơ quan chủ trì: công chức tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
4. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật
Cơ quan chủ trì: đề nghị Ủy ban Mặt trận xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo, thực hiện.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
5. Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức
a) Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị phục vụ các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các chương trình, đề án, kế hoạch được giao.
Cơ quan chủ trì: công chức Tài chính – Kế toán.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
b) Bố trí kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội để phát huy vai trò của các tổ chức này trong hỗ trợ, nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
Cơ quan chủ trì: công chức Tài chính – Kế toán..
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan..
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
c) Huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cơ quan chủ trì: công chức tài chính kế toán.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
đ) Bố trí nguồn lực, đầu tư cho các chương trình, đề án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm việc cung cấp thông tin pháp luật cho người dân được đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng.
Cơ quan chủ trì: công chức tài chính kế toán
Cơ quan phối hợp: công chức Tư pháp, công chức Văn hóa - xã hội và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thời gian thực hiện: hằng năm và giai đoạn.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ
a) Công chức Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu UBND xã theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND xã và cơ quan có thẩm quyền kết quả thực hiện Kế hoạch; đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, triển khai các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động cung cấp thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
b) Công chức Văn hóa - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan liên quan thực hiện việc đưa tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục trên hệ thống trang thông tin điện tử xã, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc chủ động, tự giác tìm hiểu thông tin pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
c) Công chức Tài chính – kế toán:
phối hợp với công chức Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, thẩm định, tham mưu phương án kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với các nhiệm vụ thuộc cấp xã quản lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
d) Các ban, ngành cấp xã:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan xây dựng, ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
đ) Đài truyền thanh xã:
Đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân; kịp thời thông tin, truyền thông về các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách mới và các dự thảo chính sách quan trọng theo Kế hoạch.
e) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các đoàn thể cấp xã:
chủ động phối hợp với công chức Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác (nếu có).
b) Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các cá nhân, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn kịp thời phản ánh về UBND xã (qua công chức Tư pháp) để được hướng dẫn, giải đáp, phối hợp giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, tổng hợp, nghiên cứu, báo cáo, tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định./.
LÊ NGỌC KINH
Đánh giá:
lượt đánh giá:
, trung bình:
Tin cùng chuyên mục
QUYẾT ĐỊNH Ban hành quy định các tiêu chí đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở đối với hộ gia đình trên địa bàn xã Cẩm Minh
QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng thôn 7
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông Thôn Mới
KẾ HOẠCH Kiểm tra công nhận các danh hiệu thôn văn hóa năm 2022
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Cải cách hành chính huyện Cẩm Xuyên
Giai điệu quê hương
Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
previous
play
next
stop
mute
max volume
00:00
00:00
repeat
shuffle
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your
Flash plugin
.
Liên kết website
Chọn một liên kết
Trang TTĐT Đại biểu nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh
Nông thôn mới Hà Tĩnh
Công an tỉnh Hà Tĩnh
Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến
Số lượt truy cập
Thống kê:
113.502
Trong năm:
12.373
Trong tháng:
10.642
Trong tuần:
7.026
Trong ngày:
331
Online:
13