Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do vợ, chồng lập có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không? Khi thực hiện chứng thực văn bản thỏa thuận chia tài sản chung cần lưu ý những nội dung gì để đảm bảo an toàn cho việc chứng thực?
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình thì chia tài sản chung ở thời kỳ hôn nhân thực hiện như sau:
– Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Quy định trên chỉ đề cấp đến công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật, không đề cập đến việc chứng thực của Phòng Tư pháp, UBND cấp xã. Vậy, trường hợp công dân yêu cầu Phòng Tư pháp, UBND cấp xã chứng thực văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong hôn nhân thì UBND cấp xã có thực hiện hay không? căn cứ vào đâu?.
UBND cấp xã vẫn có thẩm quyền chứng thực
Tại Khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật“, điều này đồng nghĩa với việc bên cạnh việc công chứng theo yêu cầu của vợ chồng thì văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung có thể được chứng thực nếu quy định của pháp luật cho phép hoặc bắt buộc phải công chứng, chứng thực trong một số trường hợp (chẳng hạn như liên quan đến đất đai thì phải có công chứng, chứng thực).
Căn cứ điểm c, điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ  về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì UBND cấp xã có thẩm quyền:
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;”.
Như vậy, theo Khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì UBND cấp xã có thẩm quyền chứng hợp văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung   của vợ, chồng.
Những lưu khí chứng thực chia tài sản chung
Căn cứ vào Điều 9, Điều 35 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì khi thực hiện chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, người thực hiện chứng thực cần lưu ý:
– Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch  có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
– Từ chối chứng thực trong các trường hợp hợp đồng, giao dịch có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội.
–  Kiểm tra kỹ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực còn giá trị sử dụng hay không?. Nếu hết giá trị sử dụng thì từ chối chứng thực và hướng dẫn công dân làm lại hộ chiếu, chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân).
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu?
Theo quy định của Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
–  Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;


– Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;  Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;  Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 138.184
Trong năm: 37.026
Trong tháng: 27.955
Trong tuần: 6.867
Trong ngày: 907
Online: 29